Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết phủ nhận cáo buộc lừa đảo

Ngày: 26/02/2024 11:45

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng nhiều người phủ nhận cáo buộc đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nâng khống vốn điều lệ cho Faros sau đó bán cổ phiếu, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng.

Ông Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng hai em gái ruột Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và 5 người vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đề nghị truy tố về tội Thao túng chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cùng vụ án, 13 người bị cáo buộc Thao túng thị trường chứng khoán, 22 người tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 7 người về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Trong 50 bị can, 11 người là em ruột và anh em, cháu trong họ hàng của ông Quyết. Nhiều bị can là vợ chồng, bố con; ba người là lái xe riêng và bạn học của ông Quyết.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Anh Tú

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Anh Tú

Theo kết luận điều tra, tháng 8/2012 ông Quyết đề nghị cấp dưới mua lại một công ty giải trí với giá 1,5 tỷ đồng song không đưa vào hoạt động ngay. Qua nhiều lần đổi tên công ty này đổi thành Công ty CP Xây dựng Faros. Hai năm sau đó, Chủ tịch FLC chỉ đạo em gái cùng một số người khác lập, ký khống hồ sơ vốn góp để bắt đầu chiến dịch nâng khống vốn điều lệ cho Faros.

Với cương vị là Chủ tịch HĐQT đầu tiên, ông Doãn Văn Phương (Tổng giám đốc FLC, đã bỏ trốn) đã chỉ đạo các thành viên HĐQT, Ban tổng giám đốc để ban hành nghị quyết về tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống, hạch toán kế toán, sử dụng vốn góp khống.

Nhà chức trách cho hay ông Phương đã xuất cảnh sang Vương Quốc Anh và chưa trở lại Việt Nam nên chưa ghi được lời khai.

Một trong những mắt xích quan trọng khác ở Faros là Trịnh Văn Đại (em họ ông Quyết). Ông Đại được bà Trịnh Thị Minh Huế (em gái ruột ông Quyết) nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT Faros từ 2014. Song trên thực tế, bà Huế là người quản lý con dấu và điều hành mọi hoạt động.

Trong khi không tổ chức Đại hội cổ đông nhưng với "mác" Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc, ông Đại đã ký khống các nghị quyết, hợp đồng, chứng từ, đứng tên cổ đông. Từ đó, bà Huế lấy làm căn cứ để nâng khống vốn điều lệ.

Trước khi Faros được niêm yết lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, ông Đại đã trả lại hơn 46 triệu cổ phần đang đứng tên hộ cho ông Quyết. Việc này được hợp thức bằng 5 hợp đồng chuyển nhượng song không phát sinh thanh toán.

Hành vi của ông Đại bị cơ quan điều tra đánh giá đã giúp sức cho ông Quyết và động phạm nâng khống vốn điều lệ sau đó niêm yết, bán cổ phiếu để chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.

Tại cơ quan điều tra, Đại thừa nhận toàn bộ vi phạm nhưng phủ nhận mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông khai không được hưởng lợi từ sai phạm mà chỉ nhận lương 39 triệu đồng/tháng với vai trò Phó phòng Vật tư của FLC Land và 41 triệu đồng/tháng dưới mác Phó tổng giám đốc Faros.

Cảnh sát khám xét trụ sở tập đoàn FLC, tối 29/3/2022. Ảnh: Xuân Hoa

Cảnh sát khám xét trụ sở tập đoàn FLC, tối 29/3/2022. Ảnh: Xuân Hoa

Giống như ông Đại, bị can Đỗ Như Tuấn, Phó tổng giám đốc FLC, cũng được ông Quyết giao kiêm nhiệm Giám đốc Faros. Với cương vị này, Tuấn ký các hợp đồng, chứng từ khống để tạo dòng tiền hợp thức kế toán, che giấu việc góp vốn khống.

Trước khi cổ phiếu của Faros được niêm yết, ông Tuấn đứng tên sở hữu 50.000 cổ nhưng trên thực thế không được sở hữu. Theo C01, Tuấn thừa nhận các sai phạm nhưng nói không có mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không được hưởng lợi ích. Nghi can này chỉ hưởng lương hàng tháng từ 115 đến 120 triệu đồng mỗi tháng.

Ngoài bị can Đại, Tuấn, 20 người khác bị điều tra trong giai đoạn bổ sung cũng đều chỉ thừa nhận sai phạm khi giúp sức nâng khống vốn cho Faros. Họ phủ nhận cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ở lần điều tra trước, C01 đánh giá, ông Quyết biết rõ việc nâng khống vốn điều lệ của Faros để niêm yết cổ phiếu sau đó bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt tiền trái pháp luật nhưng vẫn làm. Ban đầu, ông Quyết thành khẩn khai báo về việc chỉ đạo em gái thực hiện hành vi thao túng chứng khoán. Tuy nhiên, khi bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cựu chủ tịch FLC thay đổi lời khai, "không thừa nhận hành vi phạm tội và đổ lỗi cho em gái".

Còn 187 người liên quan hành vi lừa đảo của Trịnh Văn Quyết

Trong nhóm bị cáo buộc lừa đảo, duy nhất chỉ có cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung và Phó tổng giám đốc Faros Nguyễn Thiện Phú không phản bác cáo buộc, kết luận điều tra nêu.

Bà Dung thừa nhận được ông Quyết trao đổi và biết rõ mục đích nâng khống vốn, niêm yết cổ phiếu để huy động vốn từ nhà đầu tư. Từ đó, bà Dung đã ký các hợp đồng chứng từ để giúp ông Quyết hợp thức dòng tiền tăng vốn khống.

Ngoài ra, C01 kết luận, từ năm 2016 đến 2022, còn có 187 người đứng tên đại diện pháp luật, nhân viên các công ty của hệ sinh thái FLC và người thân, bạn bè của ông Quyết có liên quan đến hành vi lừa đảo. Họ bị xác định đã ký các chứng từ như ủy nhiệm chi, giấy rút tiền, nộp tiền, sec, để nhóm ông Quyết làm thủ tục tạo dòng tiền khống. Mục đích của hành vi này để hợp thức, che giấu số vốn góp khống trước khi niêm yết của Faros.

Cảnh sát cho rằng những người trên có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Che giấu tội phạm. Tuy nhiên họ khi ký chứng từ đều không biết rõ bản chất sự việc và chỉ thực hiện ở từng khâu đơn lẻ. Những người này cũng không tham gia vào lập hồ sơ góp vốn, không được trao đổi nên C01 không xem xét xử lý hình sự.

Theo Phạm Dự

Tin nóng hằng ngày

Xử phạt 14 phụ nữ tập yoga, chụp ảnh giữa đường ở Thái Bình

Xử phạt 14 phụ nữ tập yoga, chụp ảnh giữa đường ở Thái Bình

14 phụ nữ ở Thái Bình vừa bị xử phạt về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để tập yoga, chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Giá xe Mitsubishi Xpander Cross tháng 5/2024, ưu đãi tới 50 triệu đồng

Giá xe Mitsubishi Xpander Cross tháng 5/2024, ưu đãi tới 50 triệu đồng

Cập nhật giá xe Mitsubishi Xpander Cross niêm yết và lăn bánh mới nhất đầy đủ các phiên bản.

Thừa Thiên Huế: Phát hiện quả đạn khi thi công trạm y tế

Thừa Thiên Huế: Phát hiện quả đạn khi thi công trạm y tế

Công nhân đang đào móng thi công trạm y tế thì phát hiện quả đạn dài khoảng 60 cm.

TPBVSK Nitasora: Liệu pháp hỗ trợ bảo vệ gan an toàn, hiệu quả

TPBVSK Nitasora: Liệu pháp hỗ trợ bảo vệ gan an toàn, hiệu quả

Xơ gan là bệnh lý tổn thương nhu mô gan hay gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: sử dụng bia rượu quá đà, viêm gan virus B mạn tính, viêm gan virus C mạn tính… Việc ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ hóa gan sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần và vật chất cho người bệnh. TPBVSK Nitasora hiện đang được đánh giá là sản phẩm hỗ trợ bảo vệ gan, hỗ trợ cải thiện chức năng gan hiệu quả, an toàn, không xâm lấn.

Rối loạn xuất tinh nên ăn gì để cải thiện?

Rối loạn xuất tinh nên ăn gì để cải thiện?

Chế độ ăn tác động thế nào đến chứng rối loạn xuất tinh còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe sinh sản vì vậy lựa chọn những thực phẩm nên ăn, nên tránh cũng góp phần cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Cô gái đi xe máy tử vong, nghi bị sét đánh

Cô gái đi xe máy tử vong, nghi bị sét đánh

Tối 19/5, lãnh đạo UBND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) cho biết, khoảng 15h cùng ngày, trên địa bàn xã Đồng Tiến phát hiện cô gái tử vong cạnh xe máy.