Cuộc sống trong những ngôi nhà trên sông Cầu

Ngày: 20/04/2024 20:45

Bắc Giang - Hơn trăm hộ dân ở xã Vân Hà, thị xã Việt Yên sống tạm bợ qua nhiều đời trong những ngôi nhà dựng trên thuyền, neo đậu bên bờ sông Cầu.

Hai bờ sông Cầu đoạn giáp ranh giữa Bắc Giang và Bắc Ninh nhiều năm qua trở thành nơi sinh sống của 186 hộ dân với trên 700 nhân khẩu của thôn Nguyệt Đức.

Hai bờ sông Cầu đoạn giáp ranh giữa Bắc Giang và Bắc Ninh nhiều năm qua trở thành nơi sinh sống của 186 hộ dân với trên 700 nhân khẩu của thôn Nguyệt Đức.

Xã Vân Hà có ba thôn, trong đó hai thôn trên bờ, còn thôn Nguyệt Đức là những ngôi nhà dựng trên thuyền neo cố định dưới lòng sông Cầu, kéo dài hơn km.

Nhiều gia đình đã sống ở đây qua nhiều đời, chủ yếu làm nghề thuê mướn hoặc chài lưới. Để thuyền không bị trôi ra giữa dòng, người dân dùng dây thừng cột lại và làm lối đi xuống tạm bợ. Lối lên thuyền thường làm bằng khung sắt, hoặc tấm gỗ, không có lan can.

Nhiều gia đình đã sống ở đây qua nhiều đời, chủ yếu làm nghề thuê mướn hoặc chài lưới. Để thuyền không bị trôi ra giữa dòng, người dân dùng dây thừng cột lại và làm lối đi xuống tạm bợ. Lối lên thuyền thường làm bằng khung sắt, hoặc tấm gỗ, không có lan can.

Một góc bếp của gia đình bà Nguyễn Thị Vinh, 56 tuổi. Trên thuyền dài hơn 60 m, bà Vinh dựng nhà chia làm nhiều phòng, nhưng ở không hết do con cái đều đi làm xa, thi thoảng mới về. Chồng mất hơn 20 năm trước, lại không có việc làm, hàng ngày bà ở nhà nội trợ, trông cháu.

Một góc bếp của gia đình bà Nguyễn Thị Vinh, 56 tuổi. Trên thuyền dài hơn 60 m, bà Vinh dựng nhà chia làm nhiều phòng, nhưng ở không hết do con cái đều đi làm xa, thi thoảng mới về. Chồng mất hơn 20 năm trước, lại không có việc làm, hàng ngày bà ở nhà nội trợ, trông cháu.

Ngoài phòng khách và phòng ngủ, bà Vinh chừa thêm gian đặt bếp, tủ lạnh, máy giặt và khu vệ sinh ở cuối thuyền. Bà nói do sống trên thuyền nên mọi thứ cần tối giản.

Ngoài phòng khách và phòng ngủ, bà Vinh chừa thêm gian đặt bếp, tủ lạnh, máy giặt và khu vệ sinh ở cuối thuyền. Bà nói do sống trên thuyền nên mọi thứ cần tối giản.

Cách đó hơn 50 m là nhà ông Trần Đình Lợi được xây dựng khá kiên cố trên phần đế từng là thuyền hút cát, bên trong lát sàn đá, ốp trần gỗ. Đây là nơi sinh sống của 7 người, ông Lợi là đời thứ ba sống trên sông nước.

Cách đó hơn 50 m là nhà ông Trần Đình Lợi được xây dựng khá kiên cố trên phần đế từng là thuyền hút cát, bên trong lát sàn đá, ốp trần gỗ. Đây là nơi sinh sống của 7 người, ông Lợi là đời thứ ba sống trên sông nước.

Chủ nhà cho biết sống trên thuyền nhiều cái bất tiện như tiếng máy tàu thuyền qua lại đêm hôm gây mất ngủ, nhưng sợ nhất vẫn là bị tàu hàng ngang qua đâm trúng.

Ước mơ của ông Lợi là lên bờ sinh sống song chưa thành hiện thực bởi không đủ tiền. "Ba năm trước, chính quyền thông báo xem xét cho đất, song chưa biết tới thời điểm nào triển khai", ông nói.

Nhiều hộ tận dụng khoang của một chiếc thuyền đã cũ để phơi đồ.

Nhiều hộ tận dụng khoang của một chiếc thuyền đã cũ để phơi đồ.

Những chiếc thuyền san sát nhau, với lối đi ngay bên hông. Có nhà sở hữu hai hoặc ba thuyền ghép lại với nhau.

Những chiếc thuyền san sát nhau, với lối đi ngay bên hông. Có nhà sở hữu hai hoặc ba thuyền ghép lại với nhau.

Cậu bé tranh thủ học bài bên bậu cửa. Dù sống trên thuyền, những đứa trẻ ở Nguyệt Đức đều được đi học.

Cậu bé tranh thủ học bài bên bậu cửa. Dù sống trên thuyền, những đứa trẻ ở Nguyệt Đức đều được đi học.

Nỗi lo lớn nhất của người dân ở đây là trẻ đuối nước. Để phòng trẻ nhỏ rơi xuống sông Cầu, nhà nào cũng dựng khung sắt ở cửa ra vào. Năm ngoái, ít nhất hai cháu nhỏ bị đuối nước.

Nỗi lo lớn nhất của người dân ở đây là trẻ đuối nước. Để phòng trẻ nhỏ rơi xuống sông Cầu, nhà nào cũng dựng khung sắt ở cửa ra vào. Năm ngoái, ít nhất hai cháu nhỏ bị đuối nước.

Cụ bà gội đầu bằng nước múc trực tiếp từ dưới sông. Trước đây, nước sông sạch, người dân thường dùng để sinh hoạt, nhưng hiện tại hộ dân sử dụng nước sạch từ đất liền, điện cũng được kéo tới từng nhà.

Cụ bà gội đầu bằng nước múc trực tiếp từ dưới sông. Trước đây, nước sông sạch, người dân thường dùng để sinh hoạt, nhưng hiện tại hộ dân sử dụng nước sạch từ đất liền, điện cũng được kéo tới từng nhà.

Một phụ nữ chở con từ trường về nhà. Mong ước lớn nhất của các hộ dân Nguyệt Đức là được lên bờ sinh sống thay vì cảnh sống bấp bênh trên những con thuyền.

Một phụ nữ chở con từ trường về nhà. Mong ước lớn nhất của các hộ dân Nguyệt Đức là được lên bờ sinh sống thay vì cảnh sống bấp bênh trên những con thuyền.

Theo Việt An

Tin nóng hằng ngày

Họa tiết kẻ hot trở lại nhưng có 2 item không nên mua

Họa tiết kẻ hot trở lại nhưng có 2 item không nên mua

Các trang phục mang họa tiết kẻ có tính ứng dụng vô cùng đa dạng, hợp nhiều style.

Galaxy Z Fold 6 có cấu hình đủ mạnh để bảo vệ phân khúc smartphone màn hình gập?

Galaxy Z Fold 6 có cấu hình đủ mạnh để bảo vệ phân khúc smartphone màn hình gập?

Bảng thông số kỹ thuật dự kiến của Galaxy Z Fold 6 đã được hé lộ nhưng không có nhiều ấn tượng.

Thùy Tiên diện quần short khoe đôi chân thon, "giải nhiệt" mùa hè

Thùy Tiên diện quần short khoe đôi chân thon, "giải nhiệt" mùa hè

Ngày hè đang đến gần, thời điểm này những chiếc váy ngắn, quần short... được rất nhiều người đẹp Việt yêu thích bởi sự trẻ trung, mát mẻ mà nó mang lại.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

TP HCM có hai tân Phó chủ tịch UBND

TP HCM có hai tân Phó chủ tịch UBND

Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn lao động và ông Dương Ngọc Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, được bầu Phó chủ tịch UBND TP HCM, trưa 19/5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chết não và kêu gọi người dân chung tay tình nguyện đăng ký, cứu sống người bệnh.